Nàng Hoa điện
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nàng Hoa điện

Forum nàng hoa hội online nè
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Văn của học sinh (phần 2)

Go down 
Tác giảThông điệp
blue_angel_1998

blue_angel_1998


Tổng số bài gửi : 11
điểm thưởng : 23
Số lần được bầu chon : 0
Join date : 13/01/2010

Văn của học sinh (phần 2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn của học sinh (phần 2)   Văn của học sinh (phần 2) Mashimaro3Wed Jan 13, 2010 4:12 am

Văn của học sinh (phần 2)


Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì
là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu
chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+ "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+ "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:

“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”


o O o



Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết
như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ
thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân
mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông
tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân
vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "

Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. •


o O o



Ðời thừa

Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)

Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền
thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc
trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả
văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt
Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không
cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người
nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát
khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao
được???


o O o



Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người
mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được
thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng
vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều
không thể bằng lòng.... mẹ."

Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)


o O o



Đề 1:

Viết về nhân vật Thúy Kiều

Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ
phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy
xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi
công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và
đi theo con đường Cách Mạng."


o O o



Đề 2:

"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".

Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của
chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng
vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công
"Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng
là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác
đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."


o O o



Đề 3:

"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".

Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh
ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng
cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng,
ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200
chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô
thông cảm)"


o O o



Đề 4:

"Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"

Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học
VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích
nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần
chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán
con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."


o O o



Đề 5:

"Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."

Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay
hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật
là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho
Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên
cũng không nổi..."


o O o



Đề 6:

"Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng
các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”

Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ
dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ
không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền
giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm
quốc khánh phụ nữ.."


o O o



Đề 7:

"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"

Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có
bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không
sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng
chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "


o O o



Đề 8:

"Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên
sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"

Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh
của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác
quân ta"


o O o



Đề 9:

"Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến
chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của
người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống
đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh
gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một
chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc
mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng
quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả
giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."


o O o



Đề 10:

"Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì
sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN
đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành
thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải
thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ
thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có
đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà
thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy
trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
Về Đầu Trang Go down
 
Văn của học sinh (phần 2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chúc mừng sinh nhật các mem sinh vào tháng 6 nào (2011)
» Bánh Pudding Giáng sinh
» [DIY - Giáng Sinh] Tuyết rơi trước thềm, có khó chi!
» chúc mừng các nàng hoa sinh vào tháng 2
» chuc mung cac nang hoa sinh vao thang 6

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nàng Hoa điện :: Thư viện :: Truyện chữ :: Truyện ngắn-
Chuyển đến